Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học
Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi bật nhất trong nền văn học Việt Nam. Tuy sự nghiệp sáng tác không đồ sộ nhưng hầu hết các tác phẩm của ông đều rất thành công và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.
Điểm ấn tượng nhất trong những tác phẩm của ông đó chính là chất dân dã, giản dị và gần gũi với những người dân lao động và làng quê Việt Nam.
1. Tiểu sử nhà văn Kim Lân
Kim Lân – tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 01 tháng 08 năm 1920 – mất 20 tháng 07 năm 2007. Quê quán ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay thuộc làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, chỉ học được hết tiểu học là phải tự đi làm để phụ giúp gia đình.
Dù ra đời lúc còn rất nhỏ tuổi nhưng Kim Lân rất chịu khó và chăm chỉ, ông đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau để sinh sống như thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, …
Tuy học không cao nhưng với tính chịu khó quan sát và suy ngẫm và được đi nhiều nơi nên ông đã hiểu rất rõ cuộc sống cơ cực, gian nan ở những vùng nông thôn, miền quê.
Năm 1941, ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình với thể loại truyện ngắn và một số tác phẩm của ông đã được đăng trên các báo như: Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật.
Năm 1944, Kim Lân tích cực tham gia vào các phong trào cách mạng và gia nhập Hội văn hóa cứu quốc.
Sau Cách Mạng tháng Tám, ông tiếp tục hoạt động văn nghệ, tham gia viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim nhằm phục vụ kháng chiến và cách mạng.
2. Sự nghiệp sáng tác của Kim Lân
Có thể thấy Kim Lân là một nhà văn rất thành công về chủ đề nông thôn với hình ảnh người nông dân cực khổ, cam chịu cùng vẻ đẹp chân thực, bình dị trong cuộc sống. Nhờ biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật cùng lối văn phong giản dị, sâu sắc và mang đậm màu sắc nông thôn nên tất cả các tác phẩm của ông đều được rất nhiều thế hệ độc giả yêu thích.
Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 năm 1945, những sáng tác của ông đều tái hiện lại những nếp sống sinh hoạt, những trò chơi dân gian tao nhã vô cùng phong phú và sinh động ở thôn quê đó là: đánh vật, chọi gà, thả chim…. thông qua một số tác phẩm như: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn…
Ngoài ra ở giai đoạn này ông còn sáng tác một số truyện ngắn như:
- Vợ nhặt
- Đứa con người vợ lẽ
- Đứa con người cô đầu
- Cô Vịa
Sau Cách Mạng tháng Tám, Kim Lân vẫn tiếp tục chuyên về thể loại truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam bằng tình cảm, tâm hồn của một người nông dân chính hiệu. Đây có lẽ là giai đoạn thành công nhất của Kim Lân với những tác phẩm ghi được dấu ấn lớn và được nhiều người biết đến như:
- Làng năm 1948
- Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955)
- Vợ nhặt in trong tập truyện Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).
Đặc biệt, Vợ nhặt và Làng là hai tác phẩm đã được đưa vào trong sách giáo khoa ở Việt Nam nhờ có giá trị rất lớn về nội dung và có tính giáo dục rất cao.
Ngoài khả năng sáng tác văn học, Kim Lân còn có năng khiếu làm diễn viên, ông đã tham gia đóng rất nhiều bộ phim và kịch.
Một số vai diễn tiêu biểu của ông là:
- Lão Hạc (trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy)
- Lý Cựu (trong phim Chị Dậu)
- Cả Khiết (trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can)
- Lão Pẩu (trong phim Con Vá)
- Cụ lang Tâm (trong phim Hà Nội 12 ngày đêm).
Với những đóng góp vô cùng giá trị về văn học, năm 2001 ông đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng về văn học nghệ thuật
Là một nhà văn trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống cùng với những biến cố s về lịch sử, Kim Lân đã để lại những di sản tinh thần có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhân dân. Qua đó cho chúng ta thấy rõ cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ nhưng tâm hồn luôn trong sáng, lạc quan, thật thà.