Tiểu sử và sự nghiệp nhà thơ Phạm Tiến Duật

Tiểu sử và sự nghiệp nhà thơ Phạm Tiến Duật

Giới thiệu tiểu sử của nhà thơ Phạm Tiến Duật, tại đây bạn cũng sẽ tìm thấy tài liệu tiểu sử sự nghiệp sáng tác văn học của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật được mệnh danh là Thi sĩ của Trường Sơn, ông ra đi để lại cho kho tàng thơ ca Việt Nam những tác phẩm để đời. Những dòng thơ của ông thể hiện những tâm tư, tình cảm, những lời thơ thay cho nỗi lòng của những người chiến sĩ đang ngày đêm chống Mỹ cứu nước. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về người thi sĩ đa tài Phạm Tiến Duật.

Tiểu sử và sự nghiệp nhà thơ Phạm Tiến Duật

Tiểu sử và sự nghiệp nhà thơ Phạm Tiến Duật

1. Đôi nét về Phạm Tiến Duật

  • Phạm Tiến Duật sinh ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Cha ông là nhà giáo, dạy chữ Hán và tiếng Pháp, còn mẹ làm ruộng, không biết chữ. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, nhưng sau đó không tiếp tục với nghề giáo mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, ông sống và chiến đấu chủ yếu trên tuyến đường Trường Sơn. Đây cũng là thời gian ông sáng tác rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng.
  • Năm 1970,, sau khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
  • Chiến tranh kết thúc, ông về làm việc tại Ban Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam. Ông sống ở Hà Nội, là Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng là người dẫn chương trình của chương trình Vui – Khỏe – Có ích trên kênh VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam những năm đầu lên sóng.
  • Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam được trao tặng Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001 và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.
  • Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì cho nhà thơ Phạm Tiến Duật.
  • Ngày 4 tháng 12 năm 2007, vào khoảng 8 giờ 50 phút, ông mất tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi.
Xem thêm:  Tiểu sử và sự nghiệp tác giả Nguyễn Tuân

2. Phong cách thơ Phạm Tiến Duật

  • Đầu những năm 60 của thế kỉ XX, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã có được những bài được đăng lên báo. Nhưng phải đến cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức vào năm 1969-1970, ông mới thực sự được ghi tên mình trong làng thơ ca Việt Nam. Chùm thơ của ông gây ấn tượng mạnh mẽ với hội thi đàn lúc bấy giờ.
  • Nhị Ca cho rằng, những tác phẩm đạt giải của ông gây ấn tượng với độc giả về một phong cách thơ rất lạ. Lạ về chất liệu, thi liệu cho đến giọng điệu. Ông chỉ ra rằng, đây là một hồn thơ “được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi trẻ thở hết không khí mặt trận dữ dội và tự tin, có thời gian ngẫm nghĩ về cuộc chiến đấu quyết liệt, dũng cảm”.
  • Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Ngọc Thiện với bài viết Chỗ mạnh và chỗ yếu trong thơ Phạm Tiến Duật (in trên Tạp chí Văn học, số 4, 1974) đã khẳng định: “hồn thơ Phạm Tiến Duật phóng khoáng, rộng mở, cái đẹp của cuộc sống chiến đấu đi vào thơ ông tự nhiên và rất thật”.
  • Trong một chương trình nghiên cứu tương đối sâu về nhà thơ Phạm Tiến Duật, tác giả đã đặc biệt quan tâm đến phong cách thơ Phạm Tiến Duật là phong cách trẻ trung, giọng thơ ngang tàng, sự xô bồ, rậm rạp mà khái quát những chi tiết, ngôn ngữ sinh hoạt ùa vào trong thơ.

3. Nhận định về nhà thơ Phạm Tiến Duật

  • Phạm Tiến Duật được nhận định là một người thi sĩ của Trường Sơn. Ông là nhà thơ huyền thoại trên đường mòn Hồ Chí Minh trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Ông đã từ thổ lộ rằng “Tôi gắn bó máu thịt với Trường Sơn và có thể nói Trường Sơn đã đẻ ra nhà thơ Phạm Tiến Duật. Trước đây, bây giờ và sau này nếu tôi viết được chút gì neo lại trong lòng bạn đọc chính là nhờ những năm tháng ở Trường Sơn”.
  • Nhà văn Nguyễn Văn Thọ đã từng viết về Nhà thơ Phạm Nhật Duật như sau “Thơ ông mang hơi thở của cả một thời đại nhưng bằng một khí phách ngang tàng, chất bụi bặm và kiêu bạc của người lính thời chống Mỹ. Thơ ông có sức mạnh của cả một binh đoàn trùng trùng ra trận”.
  • Trong công cuộc kháng chiến cứu nước, thơ của Phạm Tiến Duật đã làm cho mọi người cảm thấy bớt cô đơn, khiến cho những chiến sĩ cảm thấy ấm lòng khi ở trong những khu rừng lạnh lẽo và ướt át. Phạm Tiến Duật đã dùng lời thơ của mình để nói thay những nỗi lòng, tâm sự và cả niềm vui, nổi buồn của những anh chị thanh niên xung phong, những người lính nơi chiến trường bom đạn.
  • Sau khi giải phóng, ông làm thơ dựa trên những trải nghiệm thực tế, ông thấm thía về ranh giới giữa sự sống và cái chết. Ông viết về những ngày tháng tốt đẹp khi được ở bên cạnh những người bạn, những người đồng đội thân thương đã cùng nhau gắn bó trong một thời gian dài.
  • Khép lại cuộc đời của mình vì căn bệnh ung thư phổi, đây cũng như là sự nghỉ ngơi của cánh chim núi rừng Trường Sơn. Ông ra đi nhưng để lại những hình ảnh đẹp, những bài thơ hay còn sống mãi trong mỗi con người yêu thơ. Núi rừng Trường Sơn sẽ nhắc mãi tên của người nghệ sĩ tài hoa ấy. Thế hệ trẻ sau này sẽ luôn ngân mãi vẫn thơ của ông.
Xem thêm:  Tiểu sử và sự nghiệp nhà thơ Nguyễn Bính

4. Các tác phẩm tiêu biểu của Phạm Tiến Duật

Trong thời gian nhập ngũ Phạm Nhật Duật có một khối lượng tác phẩm rất lớn. Trong đó có những tác phẩm chính:

  • Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970), nổi tiếng nhất với tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
  • Ở hai đầu núi (thơ, 1981)
  • Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983)
  • Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994)
  • Nhóm lửa (thơ, 1996)
  • Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)
  • Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày 17-11-2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng)

Lời kết: Vậy là các bạn vừa được tham khảo về tiểu sử cuộc đời nhà thơ Phạm Tiến Duật và một số tác phẩm tiêu biểu của ông. Các bạn hãy đóng góp ý kiến về bài viết bằng cách để lại lời bình nhé. Xin chào các bạn.