Tiểu sử và sự nghiệp nhà thơ Huy Cận

Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Huy Cận

Giới thiệu tiểu sử của nhà thơ Huy Cận, tại đây bạn cũng sẽ tìm thấy tài liệu tiểu sử sự nghiệp sáng tác văn học của nhà thơ Huy Cận.

Tác giả Huy Cận, một tác gia tiêu biểu và nổi bật trong làng thơ mới, ông được rất nhiều sự mến mộ của các tác giả khác. Ông được coi là một người của đời, một người ở giữa loài người. Bằng phong cách sáng tác độc đáo, Huy Cận đã để lại cho kho tàng thơ một lượng thơ chất lượng. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về nhà thơ Huy Cận thông qua bài viết dưới đây.

Tiểu sử và sự nghiệp nhà thơ Huy Cận

Tiểu sử và sự nghiệp nhà thơ Huy Cận

1. Tiểu sử nhà thơ Huy Cận

Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng 12 năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 31 tháng 5 năm 1917).

Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn

2. Hoạt động Cách mạng của nhà thơ Huy Cận

Tháng 8 năm 19445, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào kinh đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại.

Xem thêm:  Tiểu sử và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ.

Từ cuối năm 1945 ông là Ủy viên Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ.

Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.

Từ 1984, ông là Chủ tịch Uỷ ban trung ương Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.

Tháng 6 năm 2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.

3. Phong cách sáng tác thơ Huy Cận

Mỗi bài thơ mà Huy Cận sáng tác đều có những màu sắc riêng, tuy nhiên điểm chung của những tác phẩm ấy là tính hàm xúc và tính triết lí cao. Huy Cận là một tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ mới. Ông là một người yêu nền thơ ca nước nhà, có kiến thức về thơ Đường luật và ảnh hưởng từ văn học Pháp.

Trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, những sáng tác của ông mang sự sầu não, đau thương. Về sau Cách mạng tháng Tám, những vần thơ của ông đã bắt đầu mang những màu sắc tươi vui. Qua việc này, chúng ta có thể thấy, những sáng tác của Huy Cận luôn bám sát vào thực tại.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, tác giả đã để lại nhiều tác phẩm hay và nổi bật, trong đó có thể nhắc đến bài Tràng Giang. Nội dung của bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, nồng nàn của tác giả. Tác giả đã tiếp xúc vấn đề một cách gần gũi, thông qua đó giúp bạn đọc cảm nhận được nhiều cảm xúc khác nhau.

4. Nhận định về Huy Cận

Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám là một nhà thơ mang trong mình nỗi sầu vạn kỉ. Ông thể hiện tình yêu quê hương sâu đậm thông qua các tác phẩm thơ của mình. Sau khi Cách mạng tháng Tám diễn ra thành công, thơ Huy Cận lại gắn bó sâu sắc với thời kháng chiến.

Xem thêm:  Tiểu sử và sự nghiệp nhà thơ Nguyễn Đình Thi

Tác giả Hoài Thanh đã nói rằng : “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu, càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ. Ta phiêu lưu trong trường tình của Lưu Trọng Lư. Ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh dậy, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.”

Ông đã nói Huy Cận chính là nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á. Đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này.

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng có nhận xét: “Chàng than nỗi tháng ngày vùn vụt, bảo rằng hoa xuân không đậu, thoang thoảng mùi ôi, trong khi mình chưa sống hết tuổi xuân, đang độ trẻ măng của đời người. Cái tiếc sớm, cái thương ngừa ấy chẳng qua là sự trá hình của lòng ham đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống.” Ông còn nói thêm “Dường như ở đây nhà thơ đã toát lên một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình.”

5. Tác phẩm tiêu biểu của Huy Cận

Trước Cách mạng tháng Tám

Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng trong làng thơ mới ông có những tác phẩm tiêu biểu như:

  • Lửa thiêng (1940)
  • Kinh cầu tự (1942)
  • Vũ trụ ca (1940- 1942)

Sau Cách mạng tháng Tám

Sau Cách mạng tháng Tám ông có những tác phẩm sau:

  • Cô gái mèo (1972)
  • Ngôi nhà giữa nắng (1978)
  • Hạt lại gieo (1984)

Lời kết: Bài viết trên đã giới thiệu đến các bạn về tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Huy Cận. Các bạn hãy sử dụng tài liệu trên để áp dụng vào bài tập làm văn và nghị luận nhé. Chúc các bạn học giỏi.