Chính tả: Truyện cổ tích nước mình ( SGK Tiếng Việt 4 tập 1-trang 37 )

Giải câu 1, 2 Chính tả: Truyện cổ tích nước mình trang 37 SGK Tiếng Việt 4 tập 1.

Câu 2. a) Điền vào ô trống tiếng có âm đầu là r, d hay gi?

Bài 1

1. Nhớ – viết: Truyện cổ nước mình (từ đầu… đến nhận mặt ông cha của mình.)

Truyện cổ nước mình

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì.

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Trả lời:

Chú ý các từ có âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/âng

Bài 2

2.

a) Điền vào ô trống tiếng có âm đầu là r, d hay gi?

– Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một

buổi trưa nào, nồm nam cơn…. thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.

– Diều bay, diều lá tre bay lưng trời…Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời, đưa tiếng sáo,… nâng cánh…

THÉP MỚI

b) Điền vào chỗ trống  ân hay âng ?

– Vua Hùng một sáng đi săn

Xem thêm:  Tập là văn: Thế nào là miêu tả (SGK Tiếng Việt 4 tập 1-trang 140)

Trưa tròn bóng nắng nghỉ ch… chốn này

D… d… một quả xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.

NGUYỄN BÙI VỢI

–              Nơi ấy ngôi sao khuya

Soi vào trong giấc ngủ

Ngọn đèn khuya bóng mẹ

Sáng một v.. trên s…

Nơi cả nhà tiễn ch…

Anh tôi đi bộ đội

Bao niềm vui nỗi đợi

Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng.

Gợi ý:

Con suy nghĩ rồi điền vào chỗ trống sao cho phù hợp.

Trả lời:

a) Cơn gió thổi; Gió đưa tiếng sáo; gió nâng cánh diều.

b)

– Nghỉ chân, Dân dâng

– Một vầng trên sân, tiễn chân.