Văn mẫu lớp 5: MIỂU TẢ DIỄN VIÊN HÀI (BÀI VĂN MẪU SỐ 1)
Trong tất cả các diễn viên hài, em yêu nhất là nghệ sĩ hài Xuân Bắc.
Chú Xuân Bắc khoảng bốn mươi tuổi, nhưng nhìn chú trẻ hơn tuổi thật rất nhiều. Gương mặt chữ điền với đôi mắt sáng, nụ cười rất tươi. Dáng người dong dỏng kết hợp với mái tóc ngắn được cắt tỉa gọn gàng, trông chú Xuân Bắc bảnh như một diễn viên điện ảnh. Nhưng với tính cách hài hước và tài năng diễn xuất thiên bẩm và khát khao được mang lại tiếng cười cho mọi người, chú Xuân Bắc đã theo đuổi ước mơ của mình và trở thành một trong những diễn viên hài tài năng nhất trong giới nghệ sĩ hài Việt Nam và được mọi người từ Bắc chí Nam đều yêu mến.
Mỗi lần chú Xuân Bắc xuất hiện, trên môi lúc nào cũng là nụ cười rất vui vẻ và hóm hỉnh. Cả trên sân khấu hay sau ánh đèn nghệ thuật, chú Xuân Bắc luôn chọn cho mình những bộ đồ sặc sỡ và nổi bật. Tính cách dí dỏm, lại cộng thêm ngoại hình rất riêng ấy khiến không ai không biết hay không ấn tượng về một diễn viên hài tài năng và có tính cách đồng điệu nhưu nghề nghiệp.
Chú Xuân Bắc đi diễn từ rất lâu rồi, sự nghiệp hài kịch của chú cũng rất đồ sộ, góp phần đem lại tiếng cười trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Với năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh, chú Xuân Bắc có một nét diễn rất duyên dáng, tự nhiên và đặc biệt là vô cùng hài hước. Cứ mỗi lần xem tiểu phẩm của chú Xuân Bắc là cả nhà em lại được những trận cười sảng khoái. Xong cũng có khi, cười đấy rồi lại khóc ngay đấy. Mẹ em thường bảo thực ra hài kịch không đơn giản chỉ mang lại tiếng cười giải trí cho mọi người sau những ngày lao động và làm việc mệt mỏi mà thông qua mỗi vở kịch ấy là những thông điệp đáng suy ngẫm và không ít những tiểu phẩm của chú Xuân Bắc đã để lại ấn tượng như vậy.
Chú Xuân Bắc không chỉ là một diễn viên hài tài năng với khả năng tạo ra tiếng cười cho mọi người, chú còn là một nghệ sĩ đa tài, chú hát rất hay và dẫn chương trình cũng rất hài hước và hấp dẫn.
Em đã xem qua rất nhiều vở hài kịch của chú Xuân Bắc nhưng có lẽ ấn tượng nhất với em là nhân vật Nam Tào được chú đảm nhận trong chương trình “ Gặp nhau cuối năm” vào mỗi đêm 30 Tết. Trong bộ quần áo thiên đình, chú Xuân Bắc sánh vai cùng danh hài Công Lý đã trở thành một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về của người dân Việt Nam. Gương mặt hóm hỉnh với nụ cười luôn trên môi, cử chỉ, lời nói hết sức tựu nhiên và linh hoạt, chú hoa chân múa tay, đôi khi có những điệu bộ rất hài hước, góp một phần không thể thiếu vào sự thành công của chương trình và mang lại niềm vui cho mọi người.
Em rất yêu quí và ngưỡng mộ chú. Ông cha ta thường nói “Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ” quả đúng không sai. Tiếng cười sẽ làm cho cuộc sống bớt phần mệt mỏi và căng thẳng, cho chúng ta những phút giây thư giãn thiết yếu bên cạnh những giờ căng thẳng. Thật biết ơn những diễn viên, nghệ sĩ hài nói chung và chú Xuân Bắc nói riêng đã đem lại tiếng cười nhiều hơn cho cuộc sống. Em hi vọng chú sẽ luôn thành công trên con đường nghệ thuật và cống hiến hết mình cho khán giả những tiểu phẩm thật vui và ý nghĩa.
Văn mẫu lớp 5: MIỂU TẢ DIỄN VIÊN HÀI (BÀI VĂN MẪU SỐ 2 )
Trng tiết mục “Gặp Nhau Cuối Tuần” chiếu trên tivi vào tối thứ tư hàng tuần, em thích nhất là diễn viên hài Vân Dung.
Cô Vân Dung năm nay đã 43 tuổi nhưng trông cô vẫn còn rất trẻ. Từ gương mặt đến hình dáng, giọng nói, điệu bộ… của nghệ sĩ này đều toát lên vẻ hài hước, hóm hỉnh rất đáng yêu. Đôi mắt tròn xoe, cái miệng hơi móm, môi trên có nốt ruồi duyên. Dáng người cô dong dỏng, giọng nói cao vút rất hợp với những vai đanh đá, chanh chua hay đỏng đảnh. Mỗi khi cô xuất hiện trên sân khấu là khán giả hò reo hò vỗ tay chào đón nồng nhiệt.
Lối diễn của cô Vân Dung rất thông minh, linh hoạt. Trong tiểu phẩm “Phụ huynh chạy cho con vào trường điểm”, cô đóng vai một phụ nữ mới mang bầu được mấy tháng mà đã bắt chồng phải tìm mọi cách để đăng ký cho con vào trường Mẫu giáo điểm. Anh chồng thì mang món gà hầm đến tận nhà cô Hiệu trưởng, chờ mãi anh đói bụng quá liền ngồi bệt xuống chân cột đèn, bốc ăn gần hết. Còn chị vợ thì” đi tìm mua món quà đặc biệt” để biếu cô Hiệu trưởng. Để “không đụng hàng” với bất cứ ai, chị ta định mua một cái thớt bằng gỗ nghiến nhưng cứ kì kèo trả giá đến mấy lần nên bị gã bán thớt đánh tráo bán cho đồ giả. Gặp cô Hiệu trưởng trên đường đi chợ về, chị ta mừng quá cứ năn nỉ bất cô nhận “món quà đặc biệt”. Hai người giằng co, chẳng may cái thớt rơi trúng vào chân cô Hiệu trưởng. Rốt cuộc, người thì què, còn cái thớt rẻ thì vỡ làm ba mảnh.
Cô Vân Dung đã thể hiện tài năng của một nghệ sĩ hài xuất sắc, đem lại tiếng cười vui vẻ giúp khán giả thư giãn sau những ngày học tập, làm việc căng thẳng. Những vai diễn của cô đều có ý nghĩa phê phán các thói hư tật xấu đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống quanh ta. Người xem không chỉ cười vui mà còn suy ngẫm để sửa mình, để làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn