Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Dữ

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyện Kì Mạn Lục

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Dữ và tác phẩm “truyền kì mạn lục” để đời của ông.

Trong văn học trung đại của Việt Nam, sự xuất hiện của các nhà thơ, nhà văn đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm khổng lồ. Có rất nhiều danh sĩ nổi tiếng trong đó chúng ta không thể không nhắc đến tác giả Nguyễn Dữ.

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Dữ

Tiểu sử và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Dữ

Tiểu sử tác giả Nguyễn Dữ

Tác giả Nguyễn Dữ còn có cái tên khác đó là Nguyễn Dư. Ông được sinh ra và lớn lên tại xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, tỉnh Hải Dương. Chưa có tài liệu nào viết rõ năm sinh và năm mất của ông, chỉ biết rằng ông đã từng là học trò của thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, và là bạn học của Phùng Khắc  Khoan (vào khoảng thế kỉ 16). Ông chính là con trai đầu của tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu.

Thủa thiếu thời, Nguyễn Dữ là một người rất ham học, ông đọc rộng hiểu nhiều và từng nuôi ước mơ lấy văn chương nối nghiệp nhà. Ông thi đậu Hương tiến ( cử nhân) rồi làm quan dưới triều nhà Mạc sau đó rồi sau đó dưới triều nhà Lê ông làm Tri huyện Thanh Tuyền ( nay là Bình Xuyên- Vĩnh Phú). Tuy nhiên, mới nhậm chức được một năm, vì bất mãn với thời cuộc nên ông đã lấy cớ là nuôi mẹ nên đã lui về ở ẩn tại núi rừng Thanh Hóa. Kể từ ngày đó ông không bước chân xuống thị thành và mất tại Thanh Hóa.

Xem thêm:  Tiểu sử và sự nghiệp của Phan Bội Châu

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Tác phẩm Truyền kì mạn lục

Truyền kì mạn lục là tác phẩm duy nhất của ông. Nó chính là những câu chuyện lạ mà ông bắt gặp hoặc nghe được trong cuộc đời của mình. Theo lời tựa của Hà Thiện Hán viết năm 1547, thì ông viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ẩn cư ở núi rừng xứ Thanh.

Sách gồm 20 truyện, được viết bằng chữ hán và theo thể loại tản văn. Xen lẫn biền văn là thơ ca. Ở cuối mỗi truyện ( trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Tác phẩm được Hà Thiện Hán, người cùng thời viết lời tựa. Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghị dịch ra chữ Nôm. Được tiến sĩ Vũ Khâm Lân đánh giá là một “ thiên cổ kỳ bút”.

Theo bản Tân biên truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập chú được in năm 1763, thì tên của tác giả là Nguyễn Dư. Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu ( bản in lần thứ nhất, 1944, trang 290), của Dương Quảng Hàm đầu sách in là Nguyễn Dữ, tuy vậy ở cuối sách tác giả có đính chính lại là Nguyễn Dư.

Danh sách 20 truyện trong tác phẩm Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ

STT Tên truyện
Chương I Câu chuyện ở đền Hạng Vương
Chương II Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu
Chương III Chuyện cây gạo
Chương IV Chuyện gã trà đồng giáng sinh
Chương V Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây
Chương VI Chuyện đối tụng ở Long cung
Chương VII Chuyện nghiệp oan của Đào Thị
Chương VIII Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Chương IX Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên
Chương X Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào
Chương XI Chuyện yêu quái ở Xương Giang
Chương XII Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na
Chương XIII Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều
Chương XIV Chuyện nàng Thúy Tiêu
Chương XV Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang
Chương XVI Chuyện người con gái Nam Xương
Chương XVII Chuyện Lý tướng quân
Chương XVIII Chuyện Lệ Nương
Chương XIX Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa
Chương XX Chuyện tướng Dạ Xoa