Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ trung thực – Tự trọng (SGK Tiếng Việt 4 tập 1-trang 62)

Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ trung thực – Tự trọng trang 62 SGK Tiếng Việt 4 tập 1.

Câu 3. Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực,…

Bài 1

Chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào ô trống trong đoạn văn sau:

      Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo : “Minh là một học sinh có lòng…. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không …. Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm,…. nhất cũng dần dần thấy…. hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào…. Lớp 4A chúng em rất…. về bạn Minh.

(Từ để chọn : tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái.)

Gợi ý:

– Tự tin: tin vào bản thân mình

– Tự ti: tự đánh giá thấp mình nên tỏ ra thiếu tự tin

– Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình

Xem thêm:  Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật (SGK Tiếng Việt 4 tập 1-trang 150)

– Tự kiêu: tự cho mình là hơn người và tỏ ra coi thường người khác.

– Tự hào: lấy làm hài lòng, hãnh diện vì cái mình có.

– Tự ái:do quá nghĩ đến mình mà sinh ra giận dỗi, khó chịu, khi cảm thấy bị đánh giá thấp hoặc coi thường.

Trả lời:

Các từ được điền vào chỗ trống theo thứ tự:

– tự trọng

– tự kiêu

– tự ti

– tự tin

– tự ái

– tự hào

Bài 2

Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau

Nghĩa

Từ

– Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó – Trung thành
– Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi – Trung hậu
– Một lòng một dạ vì việc nghĩa. – Trung kiên
– Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một. – Trung thực
– Ngay thẳng, thật thà. – Trung nghĩa

Gợi ý:

Con suy nghĩ để ghép nối sao cho phù hợp.

Trả lời:

Chọn từ ứng với mỗi nghĩa

– Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó là trung thành.

– Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi là trung kiên.

– Một lòng một dạ vì việc nghĩa là trung nghĩa.

– Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là trung hậu.

– Ngay thẳng, thật thà là trung thực.

Bài 3

Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm)

Xem thêm:  Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác (SGK Tiếng Việt 4 tập 1-trang 142)

Gợi ý:

Con suy nghĩ và ghép nối cho phù hợp.

Trả lời:

Xếp các từ thành hai nhóm

– Trung có nghĩa là “ở giữa”: trung thu, trung bình, trung tâm.

– Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.

Bài 4

Đặt câu với mỗi từ đã cho trong bài tập 3

Gợi ý:

Con suy nghĩ và đặt câu sao cho phù hợp.

Trả lời:

Đặt câu

– Học lực của bạn ấy xếp vào loại trung bình của lớp.

– Đối với thiếu nhi ta, Tết Trung thu rất có ý nghĩa.

– Thị xã là trung tâm văn hóa chính trị của tỉnh.

– Chiến sĩ ta một lòng trung thành với Tổ quốc.

– Trung hậu, đảm đang là phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.

– Lịch sử đã ghi lại nhiều tấm gương trung nghĩa.

– Nguyễn Đức Thuận là một chiến sĩ cách mạng trung kiên.